Thái Lan cấm bán rượu qua các kênh trực tuyến
“Bắt đầu từ ngày 7 tháng 12 năm 2020, việc mua đồ uống có cồn qua các kênh trực tuyến sẽ bị cấm ở Thái Lan.”
Vào ngày 7 tháng 12 năm 2020, Công báo Hoàng gia Thái Lan (Royal Gazette) lần đầu tiên công khai lệnh cấm mua rượu trực tuyến tại Thái Lan. Thông báo này được đưa ra sau khi lượng mua rượu tại kênh này tăng vọt trong đại dịch COVID-19 và lệnh cấm này có hiệu lực ngay khi mùa nghỉ lễ đang bắt đầu.
Khi những ngày lễ mua sắm lớn như Giáng sinh và Đêm giao thừa sắp cận kề, lệnh cấm mới chắc chắn sẽ là một thách thức đối với các công ty rượu, và họ có thể sẽ cần thực hiện những thay đổi đáng kể trong các chiến dịch marketing của họ.
Lệnh cấm này nhằm kiểm soát số lượng rượu được bán qua các nền tảng trực tuyến. Vào ngày 8 tháng 9 năm 2020, Royal Gazette lần đầu tiên đăng tải thông báo từ Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về việc cấm tất cả các hoạt động bán đồ uống có cồn qua các kênh thương mại điện tử.
Liệu sự gia tăng của thương mại điện tử có đồng nghĩa với việc giới trẻ sẽ tiếp cận với rượu dễ dàng hơn không?
Khi doanh số bán hàng dần nghiêng về các nền tảng trực tuyến trong kỷ nguyên hiện đại, thì nhiều doanh nghiệp và các nhà cung cấp đã chuyển sang bán các sản phẩm đồ uống có cồn của họ thông qua các kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên, phương thức này gây khó khăn hơn trong việc giám sát ngày, giờ, địa điểm, người mua của từng giao dịch theo quy định của pháp luật.
Để hạn chế khả năng tiếp cận dễ dàng với đồ uống có cồn đối với giới trẻ trong nước và giảm thiểu tác động tiềm tàng của việc tiêu thụ đồ uống có cồn của giới trẻ, chính phủ Thái Lan cảm thấy cần phải ban hành một lệnh cấm mới.
Vậy chính xác thì lệnh cấm này yêu cầu như thế nào?
Lệnh cấm mới này tạo thành tiêu chuẩn pháp lý để kiểm soát việc bán rượu trong môi trường thị trường thay đổi liên tục. Nó phù hợp với Mục 4 và Mục 30 (6) của Đạo luật Kiểm soát Đồ uống Có cồn, B.E. 2551. Thông báo về lệnh cấm này do Thủ tướng Chính phủ đưa ra theo sự tư vấn của Ủy ban Chính sách Đồ uống Có cồn Quốc gia, cụ thể chi tiết như sau:
- Thông báo cấm bán trực tiếp đồ uống có cồn cho người tiêu dùng thông qua các nền tảng điện tử. Lệnh cấm bao gồm bất kỳ hoạt động nào chào mời hoặc gợi ý người tiêu dùng mua trực tiếp đồ uống có cồn, chẳng hạn như marketing hoặc truyền thông qua các kênh điện tử mà không có sự gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán.
- Thông báo này không áp dụng cho việc mua rượu bằng phương thức điện tử tại các cửa hàng, nhà hàng hoặc các cơ sở kinh doanh truyền thống bán đồ uống có cồn.
- Thông báo sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày được đăng tại Công báo Chính phủ (Government Gazette).
Thực tế của việc thực thi lệnh cấm mới
Việc thực thi lệnh cấm có thể khiến một số doanh nghiệp và người bán chuyển từ các nền tảng thương mại điện tử trở lại các kênh ngoại tuyến truyền thống và mở các cửa hàng thực. Ngoài ra, cũng có khả năng khác là họ có thể yêu cầu sửa đổi pháp lý trong tương lai đối với lệnh cấm này, chẳng hạn như tạo ra các biện pháp để tìm ra thông tin tuổi của người mua trong các giao dịch trực tuyến. Các biện pháp như vậy sẽ yêu cầu một hệ thống hiệu quả cho phép người bán truy cập thông tin của người mua. Điều quan trọng là họ cần nắm được thông tin về bất kỳ sửa đổi pháp lý nào trong tương lai.
Việc thực thi thông báo lệnh cấm này của Royal Gazette sẽ không chỉ ảnh hưởng đến những người bán rượu trực tuyến mà còn ảnh hưởng đến cả người dân nói chung. Chính phủ đã yêu cầu sự hợp tác và hiểu biết của tất cả các bên liên quan để thông báo lệnh cấm này có thể được ban hành áp dụng cho các nhà bán lẻ nhỏ và các tập đoàn lớn theo cùng một tiêu chuẩn giống nhau.
Việc hợp tác trong vấn đề này sẽ giúp ngăn chặn giới trẻ Thái Lan tiếp cận dễ dàng với đồ uống có cồn thông qua mua hàng trực tuyến, vốn khó kiểm soát hơn. Bất kỳ người nào vi phạm lệnh cấm sẽ phải chịu án tù lên đến sáu tháng, phạt tiền không quá 10.000 baht hoặc cả hai.
Không chỉ cấm bán hàng trực tuyến, Thái Lan còn áp dụng nhiều biện pháp khác
Văn hóa uống rượu của người Thái có lịch sử lâu đời, và tỷ lệ uống rượu liên tục tăng trong những năm qua, dẫn đến nhiều tai nạn và vấn đề xã hội. Do đó, việc thực thi pháp luật để hạn chế tiêu thụ rượu được coi là cấp thiết. Ngoài thông báo lệnh cấm này, Thái Lan đã ban hành thêm một số biện pháp đáng kể khác để cấm uống rượu.
Một trong những biện pháp khác đó là lệnh cấm các quảng cáo khuyến khích uống rượu hoặc thuyết phục người tiêu dùng uống rượu, trực tiếp hoặc gián tiếp. Các chiến dịch marketing quảng cáo nhãn hiệu đồ uống có cồn hoặc gợi ý lợi ích của việc uống rượu đều bị cấm, đồng thời cũng cấm đăng hình ảnh ly bia có nhãn hiệu rượu.
Ngay cả khi đi du lịch nước ngoài, việc đăng ảnh đồ uống có cồn cũng bị cấm, vì nhìn thấy nội dung như vậy có thể khơi dậy mong muốn uống đồ uống có cồn ở người khác. Hàng năm, chính phủ đều chuẩn bị các biện pháp để thúc đẩy việc “Lái xe An toàn” trong các kỳ nghỉ lễ, bao gồm cả dịp nghỉ lễ năm mới sắp tới.