Dịch virus corona đã phủ một bóng mờ lên thị trường rượu vang Trung Quốc
Khi dịch virus corona mới tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc đang dần trở nên rõ rệt hơn, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng tổn thất do đợt bùng phát này gây ra có thể vượt qua cả những tổn thất từ dịch SARS năm 2003 và thậm chí cả những tổn thất từ Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Các ngành công nghiệp đồ uống và rượu đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, và không cần phải nói rằng lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tết Nguyên Đán là thời kỳ cao điểm của ngành công nghiệp đồ uống ở Trung Quốc, với doanh số thường chiếm 30% – 35% cả năm
Tết Nguyên Đán là thời kỳ cao điểm của ngành công nghiệp đồ uống ở Trung Quốc, với doanh số thường chiếm 30% – 35% cả năm, nhưng dịch bệnh đã làm chững lại hầu hết doanh số bán hàng ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Do có những quy định được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của virus, chủ yếu không chỉ ở tâm dịch ở Vũ Hán mà còn ở Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố lớn khác, hàng triệu người bị cô lập trong nhà, dẫn đến nhu cầu đối với thực phẩm và đồ uống, hàng bán lẻ và quà tặng giảm đáng kể; việc hủy bỏ nhiều cuộc tụ họp và các sự kiện cũng khiến người tiêu dùng không có nhu cầu mua rượu vang.
Các kênh bán lẻ đã tạm thời ngừng hoạt động, với các cửa hàng và các nhà cung cấp rượu ngừng hoạt động và rời khỏi ngành mà không có nhiều kênh phân phối. Điều này sẽ không tồn tại lâu trước khi doanh số của mọi thương hiệu rượu vang bắt đầu bị ảnh hưởng.
Ngành sẽ giảm 8% – 15% lợi nhuận
Tác động đến tài chính trong quý đầu tiên đã trở thành hiện thực, nhưng làn sóng ảnh hưởng cũng sẽ kéo dài sang quý hai. Hiệp hội đồ uống có cồn Trung Quốc ví tác động đến ngành như “rơi xuống một vách đá”. Công ty rượu vang nổi tiếng Trung Quốc Zhang Yu tuyên bố qua tài khoản Weixin chính thức rằng sau khi dịch bùng phát, công ty đã điều chỉnh giảm các mục tiêu doanh số hàng năm.
Hejun Consulting Group, một công ty tư vấn quản lý Trung Quốc có một bộ phận tập trung vào lĩnh vực đồ uống và rượu có cồn, đã ước tính rằng nhìn chung, lợi nhuận ngành này sẽ giảm 8% – 15%.
Các sự kiện lớn bị hủy bỏ hoặc trì hoãn
Trong khi đó, khi khủng hoảng từ kéo dài nhiều tuần trở thành nhiều tháng, nhiều hội nghị hoặc các công ước theo kế hoạch cũng phải điều chỉnh. Nhiều sự kiện trong ngành ban đầu được lên kế hoạch trong tháng 2 hoặc tháng 3, nhưng đã buộc phải trì hoãn hoặc hủy bỏ. Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống Trung Quốc lần thứ 102, dự kiến ban đầu diễn ra từ ngày 26-28/3 tại Thành Đô sẽ bị trì hoãn, với các điều chỉnh về ngày cụ thể và chương trình sự kiện sẽ được công bố.
Phần lớn các nhà phân phối rượu vang đã bày tỏ sự ủng hộ của họ với những thay đổi; sau tất cả, điều quan trọng nhất là xem xét tình huống từ khía cạnh an toàn, nên trì hoãn là sự lựa chọn tốt nhất. Rốt cục, điều mà các nhà phân phối muốn nhất là các đơn đặt hàng chứ không phải là các cuộc triển lãm.
Thời kỳ “tiêu dùng bù đắp”
Mặc dù những tổn thất ngắn hạn của ngành công nghiệp rượu vang do dịch bệnh này là rõ ràng, vì người dân trong khu vực và thậm chí cả thế giới đoàn kết để chống bùng phát dịch, nên sẽ làm tăng niềm tin của người tiêu dùng và cuối cùng sẽ có sự gia tăng lớn trong tiêu dùng.
Một khi kết thúc thảm họa này, sẽ có một khoảng thời gian tiêu dùng bù đắp, trong đó hoạt động của người tiêu dùng thường sẽ đạt mức gấp 2-3 lần bình thường.
Công ty tư vấn thông minh Guanfeng đã xem xét lại dữ liệu người tiêu dùng sau đại dịch SARS năm 2003 và ông Yonghua Yang, chủ tịch công ty đã mô tả những phát hiện của họ như sau: mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng bị ức chế trong thảm họa, nhưng một khi kết thúc thảm họa, sẽ có một thời kỳ “tiêu dùng bù đắp”, trong đó hoạt động của người tiêu dùng thường sẽ đạt mức 2-3 lần bình thường.
Tập trung marketing hướng tới sức khỏe và phúc lợi
Theo quan điểm của Yonghua Yang, thì giai đoạn sáng chói này sau khi xảy ra dịch bệnh là do tâm lý mua hàng để bù đắp lại giai đoạn dịch bệnh của người tiêu dùng, và các doanh nghiệp đi theo nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng trong giai đoạn bất thường này sẽ thu được lợi nhuận; chẳng hạn như, tập trung marketing theo hướng chăm sóc cho sức khỏe và phúc lợi.
Dịch bùng phát sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc chú trọng hơn đến sức khỏe của họ, nên sẽ làm tăng doanh số bán các loại rượu vang tốt cho sức khỏe, cũng như những loại có nồng độ cồn thấp hơn và thậm chí cả các nhãn hiệu được coi là tốt cho sức khỏe. Điều này mở ra nhiều cơ hội mới để đạt được doanh số dài hạn trong tương lai.
Cơ hội đầu tư vào các kênh bán lẻ trực tuyến
Ngoài ra, ông Wang, một nhà phân phối rượu vang, cho biết khi so sánh với những năm trước, các số liệu bán rượu vang trước Tết Nguyên Đán không bị ảnh hưởng lớn, và trên thực tế, “dữ liệu người tiêu dùng trong Tết Nguyên Đán đã giảm rất đáng kể , nhưng số người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến đã tăng”.
Mặc dù doanh số bán hàng của ông không tốt như dự đoán do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Wang cũng nói rằng ông sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh để phát triển nhiều kênh để phân phối, tăng đầu tư vào các kênh bán lẻ trực tuyến.
Việc tinh chỉnh các nền tảng bán hàng trực tuyến và thiết lập phương tiện truyền thông internet mới đã tăng tương tác với người tiêu dùng. Xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế qua internet sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển mang tính cách mạng của ngành công nghiệp rượu vang, và sáu tháng tiếp theo sẽ là thời điểm tốt nhất để phân phối chi phí thấp và hiệu quả cao vào đầu giai đoạn mới này.
Dịch virus corona không chỉ ảnh hưởng đến rượu vang mà hầu như đến mợi ngành sản xuất, kinh doanh. Không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà là toàn cầu. Nhưng rồi nhà sản xuất và nhập khẩu vang sẽ có cách để vượt qua và ngành vang lại tiếp tục phát triển Nhất là ở thị trường hơn 1,3 tỷ dân, rất tiềm năng như Trung Quốc.